$928
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xóc đĩa org. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xóc đĩa org.Những ngày giáp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, nhiều thương hồ ở xóm chợ nổi miền Tây giữa dòng kênh Tẻ TP.HCM vẫn miệt mài mưu sinh, mong đón một cái tết đủ đầy.Nhiều người gọi đây là xóm chợ nổi miền Tây vì trải dài một đoạn chừng 500 m từ gầm cầu Tân Thuận 2, trên dòng kênh Tẻ dọc đường Trần Xuân Soạn, là hàng chục chiếc ghe, xuồng tụ lại thành xóm thương hồ. Đa phần, những người sinh sống trên ghe là người dân miền Tây men theo sông nước đến thành phố này, chọn kênh Tẻ làm bến đậu mưu sinh hàng chục năm. Ngày trước, chỗ này còn được biết đến là "chợ nổi Tân Thuận", tồn tại hàng chục năm. Thuở đường bộ chưa phát triển, đây là nơi giao thương "trên bến dưới thuyền" sầm uất. Dần dà, chỉ còn lác đác vài chục chiếc ghe, thương hồ mưu sinh ở đây bằng nghề bán trái cây, chủ yếu nhập từ miền Tây lên.Những ngày giáp tết, bà Trần Thị Nhi (62 tuổi) ngồi dưới chiếc ghe nhỏ của mình ở xóm thương hồ này, mặt buồn thiu ngồi nhìn những nải chuối chín đẹp mắt phía trước, nhưng vắng khách mua.Quê ở Bến Tre, tuổi già không còn sức làm nông, vợ chồng già quyết định lên đây sống trên ghe, cạnh ghe con gái bà, bán trái cây lay lắt qua ngày. Tới nay ngót nghét cũng 5 - 6 năm. TP.HCM những ngày cuối năm triều cường, những cơn mưa trái mùa bất chợt cũng làm việc buôn bán của người phụ nữ gặp khó khăn."Cuối năm, bán ế quá! Hồi trước ngồi một chỗ chờ khách, nhưng giờ ngồi là đói, nên chồng tôi dù chân yếu nhưng vẫn phải ráng gánh chuối vô mấy con hẻm gần gần khu này để bán, được đồng nào hay đồng đó để mong cuối năm đón cái tết đủ đầy hơn", bà tâm sự.Còn nhiều bà con ở quê, người phụ nữ tâm sự tết năm nay, cả gia đình bà bỏ ghe lại đây, nhờ láng giềng cạnh bên trông coi, rồi bắt xe về quê ăn tết. Tình hình năm nay buôn bán không được tốt, bà Nhi nói mình ăn tết có phần tiết kiệm, nhưng được cạnh kề bên gia đình thời điểm này cũng là cái tết trọn vẹn, với bà.Chị Kim Ly, con gái bà Nhi mấy ngày qua tạm ngưng bán trái cây như thường lệ mà về Bến Tre để chuẩn bị nhập hàng cây cảnh, hoa tết lên đây để bán. Ở chiếc ghe cạnh bên ghe của mẹ, chị cùng chồng và con gái sinh sống ở đây cũng mấy chục năm nay."Cả nhà tôi định bán xong, 29 tết là cùng nhau lên xe về quê hết. Ghe thì bỏ lại nhờ người trông coi, kế bên có hàng xóm không về. Năm nay, mong việc buôn bán những ngày cuối thuận lợi để có đồng ra đồng vào ăn tết", chị chia sẻ thêm.Cách ghe của mẹ con bà Nhi không xa, bà Hiếu (60 tuổi) cũng quê Bến Tre cũng ngồi buồn thiu với những rổ trái cây nhập từ miền Tây lên vắng khách mua. Bà tâm sự cuối năm, buôn bán ế ẩm nên tinh thần không phấn khởi.Cùng gia đình ở xóm ghe này mười mấy năm nay, bà Hiếu cho biết thời điểm trước dịch Covid-19, việc buôn bán có nhiều thuận lợi, làm ăn được. Nhưng nhiều năm nay, kinh doanh đi xuống, buôn bán ế ẩm."Tết này, tôi cũng cùng gia đình về quê 28 tết. Tôi dự định nhập thêm mớ cây cảnh bán kèm với trái cây, bán cây cảnh, hoa tết thì có lời hơn một chút. Nếu bạn được thì ăn tết cũng ngon hơn. Chắc tầm mùng 9, mùng 10 gì đó, coi tình hình buôn bán thế nào rồi lên lại sau khi về ăn tết", bà chia sẻ.Trên chiếc ghe nhỏ, bà Ái Lan (55 tuổi) sống cùng con trai. Từ quê An Giang lên TP.HCM hơn 20 năm, làm đủ thứ nghề kiếm sống, 5 năm trở lại đây, bà mới bắt đầu sống trên ghe này vì hoàn cảnh khó khăn, không kham nổi tiền trọ trên bờ. Chồng mất cách đây hơn 1 năm, một mình bà bươn chải nuôi con trai năm nay lên lớp 6. Tết năm bay, bà cũng dự định sẽ cùng con nhỏ về quê để đón tết. Với người phụ nữ, quanh năm làm ăn vất vả, ngày tết, niềm hạnh phúc là khi được đoàn viên bên cạnh những người thân yêu. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của xóc đĩa org. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ xóc đĩa org.Trong nhiều nền văn hóa và trong suốt chiều dài lịch sử, rắn đóng vai trò quan trọng trong thần thoại, từ hiện thân của trí tuệ và chữa lành đến nguy hiểm và hỗn loạn. Sinh vật này vừa được tôn kính vừa bị sợ hãi, thường được coi là hiện thân của tính hai mặt của sự sống và cái chết, sáng tạo và hủy diệt.Các nền văn minh cổ đại như Ai Cập, Hy Lạp và Ấn Độ giáo đã gán cho rắn những ý nghĩa mạnh mẽ, đưa chúng vào các câu chuyện và biểu tượng tôn giáo của họ.Trong thần thoại Ai Cập cổ đại, rắn vừa đóng vai trò như vị thần bảo hộ, vừa mang biểu tượng của sự hỗn loạn. Chẳng hạn, rắn hổ mang gắn liền với hoàng gia hay sức mạnh thần thánh, thường xuất hiện trên vương miện của các pharaoh. Wadjet, nữ thần rắn hổ mang, được coi là người bảo vệ Ai Cập.Trong khi đó, rắn Apophis mang biểu tượng của sự hỗn loạn và hủy diệt. Trong văn hóa Ai Cập cổ, thần mặt trời Ra di chuyển trên bầu trời vào ban ngày, và hướng đến âm phủ vào ban đêm, như một biểu tượng cho chu kỳ mặt trời mọc và lặn. Tại âm phủ, Ra sẽ đối đầu với con rắn Apophis cố ngăn cản hành trình của vị thần Ai Cập.Hy Lạp cổ đại xem rắn vừa là biểu tượng của sự chữa lành và hiểm nguy. Ví dụ nổi tiếng nhất là Asclepius, vị thần thuốc men, với biểu tượng là cây trượng có con rắn cuộn quanh. Biểu tượng này đến nay vẫn được dùng trong chuyên ngành y khoa. Người Hy Lạp cổ đại tin rằng rắn mang năng lực chữa bệnh.Tuy nhiên, vẫn có những loài rắn là hiện thân của điềm dữ như Medusa, người có mái tóc là tập hợp của vô số con rắn độc và có thể hóa đá người nào nhìn vào chúng. Thần thoại Hy Lạp còn nói về sinh vật tên ouroboros, một con rắn tự ăn đuôi của chính mình, là biểu tượng cho chu kỳ vĩnh cửu của sự sống, cái chết và sự tái sinh.Văn hóa Trung QuốcTrong thần thoại Trung Quốc, rắn thường được coi là loài vật thông thái, bí ẩn, tượng trưng cho sự biến đổi và tái sinh. Rắn cũng là 1 trong 12 con giáp, đại diện cho trực giác, nội tâm và bí ẩn.Cũng có những câu chuyện dân gian Trung Quốc khắc họa hình ảnh con rắn như điềm báo tai họa. Chẳng hạn trong câu chuyện về Bạch Xà, một linh hồn rắn biến thành người phụ nữ. Mặc dù câu chuyện miêu tả tình yêu của cô dành cho người đàn ông phàm trần, hình dạng thực sự của cô lại gây nỗi sợ và bi kịch. Thần thoại của người bản địa châu Mỹ khắc họa hình ảnh loài rắn là biểu tượng mạnh mẽ của khả năng sinh sản, biến đổi và chữa lành. Chẳng hạn, người Hopi thường biểu diễn điệu múa rắn để cầu mong mưa thuận, mùa màng bội thu. Ngoài ra còn có vị thần Quetzalcoatl của vùng Trung Mỹ, thường được miêu tả là một con rắn có lông vũ, tượng trưng cho sự kết hợp giữa đất và trời, hiện thân của trí tuệ, khả năng sinh sản và sự sống.Trong thần thoại Bắc Âu, rắn Jormungandr đóng vai trò quan trọng trong vũ trụ của các vị thần. Con rắn khổng lồ này bao quanh thế giới, và việc thả nó ra được cho là báo hiệu ngày tận thế, hay Ragnarok. Jormungandr thể hiện sự căng thẳng giữa hỗn loạn và trật tự, đóng vai trò quan trọng trong ngày tận thế của người Bắc Âu.Trong nhiều nền văn hóa châu Phi, rắn tượng trưng cho khả năng sinh sản, nước và thế giới tâm linh. Trong thần thoại Tây Phi, thần Damballa là một vị thần rắn liên quan đến sự sáng tạo, mưa và khả năng sinh sản. Tuy nhiên, một số nền văn hóa coi rắn là những nhân vật xấu xa hoặc lừa đảo, liên quan đến cái chết và sự hỗn loạn.Trong thần thoại Ấn Độ, rắn được tôn kính và giữ vai trò tượng trưng cho cả lòng nhân từ và sự độc ác. Chúng gắn liền chặt chẽ với nước, khả năng sinh sản, sự bảo vệ, sự hủy diệt và cái chết, phản ánh mối quan hệ phức tạp giữa thiên nhiên và con người.Những hình ảnh rắn nổi bật bao gồm Shesha, vua của loài rắn và là hộ vệ của thần Vishnu, được miêu tả là một con rắn nhiều đầu nâng đỡ vũ trụ. Vishnu nằm trên Shesha trong đại dương vũ trụ, tượng trưng cho sự cân bằng và bảo vệ.Trong thần thoại Celtic, rắn là biểu tượng của sự chữa lành và trí tuệ. Người Druid ở Celtic tin rằng rắn có kiến thức đặc biệt về trái đất, vì chúng lột da và "tái tạo" bản thân. Khả năng đào hang dưới lòng đất của rắn cũng kết nối nó với thế giới tâm linh và trí tuệ của tổ tiên. ️
Ở trận lượt đi, diễn ra trên sân Jalan Besar (26.12), đội tuyển Việt Nam có thắng lợi 2-0. Bộ đôi Tiến Linh và Xuân Son tiếp tục thể hiện phong độ cao, góp mỗi người một bàn thắng. Dù AFF Cup 2024 có nhiều sự thay đổi, không còn áp dụng luật bàn thắng trên sân khách nhưng đây vẫn được xem là lợi thế lớn của đội tuyển Việt Nam trước trận lượt về, diễn ra lúc 20 giờ ngày 29.12 trên sân Việt Trì (Phú Thọ).Ngay sau khi trận lượt đi trên đất Singapore kết thúc, báo Thanh Niên cũng bắt đầu tiến hành tổ chức bình chọn cho trận lượt về. Sau gần 3 ngày diễn ra, CĐV Việt Nam đang dành sự tin tưởng tuyệt đối cho đội tuyển Việt Nam: 91% độc giả tin Xuân Son cùng các đồng đội sẽ tiếp tục giành chiến thắng trước Singapore. Trong khi đó, chỉ có 3% độc giả tin Singapore có thể làm nên bất ngờ trên sân Việt Trì, đánh bại đội tuyển Việt Nam. Còn lại, 6% độc giả tin rằng trận đấu lượt về sẽ khép lại với tỷ số hòa - đây cũng là điều kiện đủ để Việt Nam vào chơi trận cuối cùng của AFF Cup 2024.Trước trận lượt về giữa 2 đội trên sân Việt Trì diễn ra, truyền thông khu vực cũng dành sự quan tâm đặc biệt. Tờ CNN Indonesia đánh giá, việc chiến thắng 2-0 ở trận lượt đi giúp đội tuyển Việt Nam có quá nhiều lợi thế. Tuy nhiên, Singapore rất nguy hiểm khi bị đặt vào thế chân tường nên “Những chiến binh sao vàng” cần phải hết sức cẩn trọng.“Trong cuộc đọ sức săn vé vào chung kết AFF Cup 2024, Việt Nam chiếm thế thượng phong, bước vào trận đấu này với lợi thế 2-0 ở trận lượt đi. Điều kiện này có nghĩa là Việt Nam thậm chí có thể đi tiếp vào vòng chung kết nếu thua 1 bàn ở trận lượt về. Tuy nhiên, chắc chắn Việt Nam sẽ không quên những nỗi đau trong quá khứ. Họ không được phép xem nhẹ trận đấu với Singapore”, tờ CNN Indonesia nhận định. Trong khi đó, tờ Thairath (Thái Lan) bình luận: “Nếu Singapore ngược dòng đánh bại Việt Nam, tiến vào trận chung kết đó sẽ là câu chuyện thần kỳ. Bản thân Singapore chắc chắn sẽ cố gắng hết sức để thoát khỏi tình thế khó khăn. Họ có thể chơi pressing vì hiện tại Singapore đang ở thế không còn gì để mất. Đây chính là điều sẽ khiến người ta tin rằng trận lượt về bán kết AFF Cup 2024 vẫn sẽ diễn ra quyết liệt”.Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.Việt Nam thắng Singapore Việt Nam thua SingaporeViệt Nam hòa SingaporeXem ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024 trực tiếp & trọn vẹn trên FPT Play, tại: http://fptplay.vn ️
Đến hơn 16 giờ chiều 17.2, lực lượng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ phối hợp Công an Q.10 (TP.HCM) xử lý hiện trường, làm rõ nguyên nhân vụ cháy nhà trọ 4 tầng trên đường Bà Hạt.Khoảng 14 giờ cùng ngày, đám cháy bất ngờ bùng lên từ tầng trên của căn nhà 4 tầng có mặt sàn rộng khoảng 50 mét vuông ở đường Bà Hạt (P.9). Tại khu vực tầng trệt của căn nhà có nhiều xe máy.Người dân sống bên trong căn nhà cho hay đang ở trong phòng thì cảm thấy nóng, kèm theo khói mù mịt bay vào phòng. Lúc này, mọi người hô hoán nhau lấy tài sản thoát ra ngoài, một số người khác thì dùng bình chữa cháy mini dập lửa nhưng do sức nóng lớn, khói đen nhiều nên chữa cháy ban đầu bất thành.Tại hiện trường, lửa khói bốc cao, cửa kính căn nhà bị vỡ vụn. Căn nhà được dùng để ngăn phòng cho thuê, có khoảng 20 người trọ sinh sống, được trang bị nhiều bình chữa cháy.Thông tin từ cơ quan chức năng, lúc 14 giờ 7 phút, Phòng Cảnh sát PCCC và cứu nạn cứu hộ Công an TP.HCM nhận tin báo cháy tại căn nhà nói trên.Khoảng chục xe chuyên dụng cùng nhiều chiến sĩ đến hiện trường vụ cháy. Xe hút khói cũng được điều động để hút khói đen phục vụ công tác chữa cháy, cứu hộ cứu nạn.Khoảng 14 giờ 30 phút, đám cháy cơ bản được khống chế, lực lượng cảnh sát PCCC tiếp tục làm mát hiện trường.Vụ cháy không gây thương vong. Đến hơn 16 giờ, lực lượng chức năng đang tiếp cận, khám nghiệm hiện trường, thống kê thiệt hại từ vụ cháy nhà trọ. ️